XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CHĂN NUÔI

Dịch vụ Xử lý nước thải chăn nuôi trên toàn quốc

Các hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi của NTV thực hiện cho khách khách hàng luôn đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn việt nam TCVN.

Chúng tôi đã cung cấp các dịch vụ xử lý nước chăn nuôi với số lượng lên tới hàng trăm khách hàng trên cả nước và họ đều hài lòng về dịch vụ của chúng tôi.

Các hệ thống chúng tôi triển khai cho khách hàng đa số là xử lý bằng phương pháp sinh học và không cần dùng tới hóa chất, tiết kiệm được tối đa chi phí xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chúng tôi thiết kế và xây dựng vận hành và chế độ bảo chì rất dễ ràng. NTV cam kết rằng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chúng tôi thiết kế đều được kiểm chứng các chỉ tiêu xả thải đạt tiêu chuẩn về môi trường TCVN

Chi phí về dịch vụ tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chúng tôi cung cấp với mức giá tối ưu nhất cho khách hàng trên toàn quốc.

xử lý nước thải chăn nuôi

 Xử lý nước thải chăn nuôi gia súc gia cầm tại TP. Hồ Chí Minh

Chăn nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt là chăn nuôi heo ngày càng phát triển mạnh, và cũng thải ra môi trường hàng triệu tấn nước thải mỗi năm. Xử lý nước thải chăn nuôi trở thành bài toán khó cho các cơ quan ban ngành và chủ trang trại chăn nuôi. 

Đến với Công ty Môi trường Nam Trung Việt chúng tôi sẽ được hỗ trợ tư vấn, thực hiện những công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả, an toàn, tiết kiệm nhất. 

xử lý nước thải chăn nuôi

Tính chất và phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi

Nước thải ngành chăn nuôi nói chung, tiêu biểu là chăn nuôi heo là một loại nước thải gây ô nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng cao chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P VSV gây bệnh, mùi hôi thối khó vận chuyển đi xa.

Xử lý nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn luôn là vẫn đề nóng nếu không xử lý nước thải gia súc mà xả vào môi trường sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, gâu mùi hôi. Là ổ dịch phát sinh dịch bệnh: tai mũi họng, cúm gia cầm, H5N1…..

xử lý nước thải chăn nuôi

Các loại chất thải chăn nuôi chủ yếu là:

– Chất thải rắn (phân, chất độn chuồng,…)

– Chất thải lỏng (nước tiểu, nước tắm, nước rửa chuồng trại, nước rửa dụng cụ vệ sinh,…)

– Chất thải khí (Mùi hôi tanh của phân, nước tiểu vật nuôi, khí bụi do thức ăn,…), tiếng ồn (âm thanh hú, gáy; động cơ máy phát điện, máy bơm nước,…).

xử lý nước thải chăn nuôi

Đối với từng quy mô chăn nuôi sẽ có quy trình công nghệ xử lý nước thải cho phù hợp. Có thể chia thành các dạng quy mô sau:

– Quy mô hộ gia đình

– Cơ sở chăn nuôi nhỏ

– Cơ sở chăn nuôi vừa và lớn

Quy trình Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi 

– Nước thải từ trang trại chăn nuôi được chuyển về bể Biogas để phân hủy các chất hữu cơ. Tại đây, phản ứng kị khí xảy ra để xử lý các chất hữu cơ dạng rắn và lỏng. Các chất rắn được lắng lại tại bể này, phần nước ở trên  theo hệ thống dẫn nước thải về bể thu gom.

xử lý nước thải chăn nuôi

–  Trong bể kỵ khí được bố trí giá thể dính bám để tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, làm tăng nồng độ VSV có trong nước thải để đẩy nhanh quá trình phản ứng để chuyển hóa các chất hữu cơ.

– Tiếp theo nước thải được dẫn qua bể aeroten, Bể aeroten hay còn gọi là bể sinh học hiếu khí, sử dụng các loại vi sinh vật hiếu khí để phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Tại đây, một hệ thống sục khí được bố trí dưới đáy bể để cung cấp oxy cho VSV sinh trưởng và phát triển. Quá trình này hình thành bùn hoạt tính trong bể và khi lượng oxy hòa tan được cung cấp đủ cho quá trình phản ứng, các chất ô nhiễm được xử lý và quá trình nitrat hóa được diễn ra triệt để.

– Sau quá trình xử lý tại bể hiếu khí, nước thải được chuyển qua bể lắng để tách lượng bùn vừa được hình thành, Nước thải được phân phối vào ống lắng trung tâm, bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể, còn nước trong ở trên sẽ được cho chảy tràn qua ao sinh học. Phần bùn lắng thu được sẽ được tuần hoàn về bể aeroten để duy trì nồng độ vi sinh vật. phần bùn dư được chuyển sang bể chứa bùn để xử lý riêng.

– Tại ao sinh học, các loại sinh vật thủy sinh được nuôi trồng ở đây sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động, giúp cho quá trình xử lý phía sau đạt hiệu quả cao hơn.

–  Nước thải từ ao sinh học được dẫn qua bể chứa trung gian và bơm lên bể keo tụ – lắng. Quá trình này diễn ra nhờ các loại hóa chất keo tụ được châm vào. Máy khuấy chìm bố trí trong bể sẽ có nhiệm vụ trộng đều nước thải và hóa chất, tạo điều kiện để phản ứng keo tụ diễn ra triệt để.

– Các bông cặn từ quá trình keo tụ – tạo bông kết lại với nhau thành bông cặn có kích thước lớn, dưới tác dụng của trọng lực sẽ được lắng xuống đáy bể và được thu gom bằng thiết bị chuyên dụng. Phần nước còn lại sau quá trình phản ứng sẽ được dẫn sang bể trung gian để chậm hóa chất khử trùng nhằm xử lý toàn bộ lượng vi sinh vật còn sót lại trong nước thải.

–  Nước thải sau đó được bơm vào bể lọc áp lực để loại bỏ triệt để lượng cặn còn lại trước khi xả ra môi trường.

– Chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. Lượng bùn sau khi thu được từ quá trình xử lý sinh học, quá trình keo tụ – tạo bông và sau lọc áp lực được dẫn về bể chứa bùn để xử lý. Lượng nước phát sinh sau quá trình xử lý bùn được dẫn về bể thu gom để tiếp tục quy trình xử lý.

Sơ đồ mô tả quy trình xử lý nước thải ngành chăn nuôi đạt chuẩn

xử lý nước thải chăn nuôi

Những ứng dụng sinh học Công ty Môi trường Nam Trung Việt áp dụng trong công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi:

– Kỹ thuật yếm khí:hiểu đơn giản là sử dụng mô hình hầm bioga sẽ sản xuất ra nguồn năng lượng khí sinh học thay thế một phần các nguồn năng lượng khác.Về mặt kỹ thuật, trong xử lý nước thải chăn nuôi kỹ thuật yếm khí thường áp dụng sau tiền xử lý ( tách cặn), đi trước các kỹ thuật xử lý hiếu khí. Khâu xử lý yếm khí sẽ chịu trách nhiệm xử lý khoảng 90% ô nhiễm hữu cơ. Tuy nhiên, yêu cầu sau yếm khí vẫn phải xử lý hiếu khí.

– Kỹ thuật hiếu khí: đây là quá trình tiêu thụ năng lượng thuần, tuy nhiên còn khả năng ôxi hoá ngoài các hợp chất hữu cơ còn cả các hợp chất gây ô nhiễm khác (ví dụ N-amôni), nên có thể được áp dụng để xử lý sạch nước thải tới mức đạt các tiêu chuẩn thải (về COD, N, một phần P).

– Phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí – thiếu khí kết hợp

– Phương pháp lọc sinh học ngập nước hiếu khí – thiếu khí kết hợp

– Phương pháp SBR ( sequencing batch reactor: bùn hoạt tính theo mẻ)

– Phương pháp mương ôxy hóa

Đến với Nam Trung Việt, quý khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí và chọn lựa công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi phù hợp, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và bảo vệ môi trường.