Báo cáo giám sát môi trường

Báo cáo giám sát môi trường là gì?

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hình thức báo cáo kết quả hiện trạng môi trường của dự án, nhà máy lên cơ quan chức năng có thẩm quyền ( Phòng Tài nguyên – Môi trường; Sở Tài nguyên – Môi trường, cơ quan thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường). Báo cáo giám sát môi trường được thực hiện định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT quy định chương trình giám sát môi trường là báo cáo về kết quả quan trắc số liệu môi trường. Báo cáo giám sát môi trường có thể coi là công cụ giám sát của nhà nước về môi trường.

Tại sao phải lập Báo cáo giám sát môi trường?

Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như các sinh vật khác. Để có sự phát triển bền vững về mọi mặt kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa chúng ta phải bảo vệ môi trường. Vì vậy, lập báo cáo giám sát môi trường là việc cần thiết bắt buộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải thực hiện để giám sát, quan trắc số liệu về môi trường, và đưa ra giải pháp hợp lý ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Mục đích lập Báo cáo Giám sát môi trường

Nhằm theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;

Theo dõi lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác).

Đo đạc, lấy mẫu định kì phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất).

Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn và các tác động khác.

Đối tượng lập Báo cáo Giám sát môi trường

–         Bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ( theo Điều 3, NĐ số 18/2015/NĐ-CP) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường ( theo điều 24, Luật Bảo vệ Môi trường 2014).

–         Các sơ sở sản xuất lớn, nhỏ, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà trọ ( từ 10 phòng trở lên), chung cư, tòa nhà, công trình xây dựng, bệnh viện, phòng khám, trường học, khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và siêu thị.

Căn cứ vào Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc Đề án bảo vệ môi trường để có nội dung chương trình giám sát môi trường một cách cụ thể. Công ty Môi trường Công nghệ Nam Trung Việt chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết, cụ thể cho quý khách hàng những thông tin, nội dung cần chuẩn bị, để xác định được vị trí, số mẫu cần đo đạc, giám sát phù hợp với thực tế của doanh nghiệp bạn.

  • Báo cáo giám sát môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn xây dựng dự án và giai đoạn vận hành dự án
  • Tần suất giám sát đối với giám sát chất thải là 3 tháng/ lần; giám sát môi trường xung quanh là 6 tháng/ lần.
  • Công việc lấy mẫu phân tích và viết báo cáo nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền được hoàn thành trong vòng 15-20 ngày tùy vào từng dự án.

Quy trình thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ

  • Tổng hợp thông tin dự án, nhu cầu từ chủ đầu tư.
  • Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh dự án
  • Xác định nguồn gây ô nhiễm của dự án : khí thải, nước thải, chất thải rắn, ồn,…
  • Quan trắc hiện trạng môi trường: môi trường không khí, nước thải, nước mặt, nước ngầm, đất.
  • Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm
  • Đề ra biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án xử lý thải, phương án quản lý môi trường và dự phòng sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành.
  • Soạn thảo hồ sơ, báo cáo trình nộp cơ quan chức năng có thẩm quyền
  • Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền

Hồ sơ, giấy tờ cần thiết

Giấy tờ pháp lýBản vẽ
  • Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh
  • Giấy phép sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất hoặc giấy có giá trị pháp lý tương đương
  • Văn bản chấp nhận đấu nối nước thải (nếu có)
  • Số liệu về hiện trạng hoạt động sản xuất, tính chất, quy mô
  • Hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải (rác thải, chất thải nguy hại, công nghiệp)
  • Hóa đơn điện, nước
  • Báo cáo giám sát môi trường gần nhất (nếu có)
  • Các văn bản môi trường đã có hoặc biên bản kiểm tra của Sở hoặc Phòng TNMT
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ phân khu chức năng
  • Bản vẽ thoát nước mưa
  • Bản vẽ thoát nước thải
  • Thuyết minh + bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải (nếu có)
  • Các bản vẽ khác (nếu có

Địa điểm nộp Báo cáo Giám sát Môi trường

  • Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện/quận đối với trường hợp thực hiện cam kết bảo vệ môi trường trước khi hoạt động
  • Sở Tài Nguyên Môi Trường thành phố / tỉnh đối với doanh nghiệp thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trước khi hoạt động

Công ty THHH Môi trường Nam Trung Việt chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng mọi thông tin liên quan đến xử lý môi trường, xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử  lý chất thải rắn…, xây dựng báo cáo giám sát môi trường, đồng hành cùng quý khách hàng cam kết bảo vệ môi trường theo hướng thân thiện, an toàn.

Liên hệ ngay với chúng tôi

Trụ sở

Số 88-90 đường số 3, KDC Himalam, Phường Trường thọ, Quận Thủ Đức, Tp. HCM.

HOTLINE

SP Môi trường: 0915.871.636
SP Khác: 0908.056.286
Tư vấn dịch vụ: 028.3731.2244

EMAIL

Namtrungviet.envi@gmail.com

Giờ làm việc

Thứ 2 - 6: 8am - 6pm
Thứ 7: 9am - 12am